Nói về lý do tổ chức tập huấn, ông Nguyễn Thái Bình cho biết: “Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật là cơ quan xuất bản chính trị của Đảng và Nhà nước, Nhà xuất bản có hai nhiệm vụ quan trọng là tổ chức biên tập, xuất bản sách chính trị, lý luận, pháp luật và tổ chức nghiên cứu khoa học xuất bản. Các nhà xuất bản khác cũng có những nhiệm vụ, chức năng riêng và đối tượng bạn đọc, lĩnh vực phục vụ riêng. Nhưng tất cả 57 nhà xuất bản trên cả nước đều có những hoạt động liên quan chặt chẽ đến công tác khai thác, sử dụng hình ảnh cho việc xuất bản, in ấn xuất bản phẩm.
Chúng tôi ý thức một cách sâu sắc rằng việc nâng cao nhận thức, trang bị cho cán bộ, biên tập viên, viên chức và người lao động đang làm việc tại môi trường xuất bản những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về vấn đề khai thác và sử dụng hình ảnh có bản quyền là một việc làm hết sức cần thiết trong thời điểm hiện nay”.
Cũng theo ông Bình, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, sự bùng nổ các công nghệ mang tính đột phá đã khiến không gian mạng trở thành một phần không thể thiếu của đời sống và đóng vai trò quan trọng trong xây dựng xã hội thông tin, phát triển kinh tế tri thức.
Sự thay đổi sâu sắc cả về chất và lượng của các công cụ, phương tiện và hình thức trao đổi thông tin được dự báo mang lại những lợi ích chưa từng có song cũng tiềm ẩn nguy cơ rất lớn. Trong đó, việc sử dụng thế nào cho đúng quy định các tác phẩm được pháp luật bảo hộ bản quyền là vấn đề được mọi người rất quan tâm.
Ở Việt Nam, bản quyền và bản quyền hình ảnh được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và các nghị định hướng dẫn thi hành nhằm bảo vệ quyền lợi và tài sản trí tuệ của các tác giả, ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép với mục đích cá nhân hay thương mại. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng vi phạm bản quyền hình ảnh đang rất phổ biến, dưới nhiều hình thức và có xu hướng ngày càng phức tạp bởi nó diễn ra chủ yếu trên không gian mạng.
Điều này gây ra thiệt hại lớn về mặt kinh tế, mang lại những tổn hại về tinh thần cho chủ sở hữu nếu những hình ảnh đó được sử dụng vào mục đích không lành mạnh.
Theo thống kê, Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực và thứ 9 trên thế giới về tỷ lệ vi phạm bản quyền, trong đó 80% vi phạm diễn ra trên các nền tảng số, khiến Việt Nam thiệt hại khoảng 350 triệu USD, tương đương 7.000 tỷ đồng (số liệu năm 2022).
Nhiều đơn vị vô tình xuất bản sách khi chưa có giấy phép sử dụng hình ảnh
Tại buổi tập huấn, các đại biểu đã được phổ biến quy trình đăng ký giấy phép sử dụng hình ảnh phục vụ cho doanh nghiệp và các đơn vị xuất bản; trao đổi kinh nghiệm bảo vệ bản quyền đối với xuất bản phẩm… Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng giải đáp vướng mắc của đại biểu liên quan đến việc khai thác và sử dụng hình ảnh bản quyền phục vụ xuất bản; hướng dẫn khai thác và sử dụng hình ảnh bản quyền đúng luật, đúng cách, hiệu quả…
Bà Trần Thị Diễm Châu, đại diện Shutterstock tại Việt Nam cũng chia sẻ kiến thức và nhận thức về vấn đề bản quyền tác giả, đặc biệt là bản quyền sử dụng hình ảnh. Theo bà, để bảo vệ xuất bản phẩm việc đầu tiên phải làm là đăng ký bản quyền tác giả. Tờ giấy đăng ký bản quyền tác giả giống như giấy khai sinh cho “những đứa con tinh thần” của tác giả.
Tuy nhiên bà Diễm Châu bày tỏ, một trong những vấn đề mà nhiều nhà xuất bản gặp phải là khi mua bản quyền một tác phẩm, người bán chỉ bán nội dung chứ không bán lại quyền sử dụng hình ảnh trong tác phẩm. Từ đó, nhiều đơn vị vô tình xuất bản sách khi chưa có giấy phép sử dụng hình ảnh.
Vì vậy, giải pháp là đối tác cung cấp sách hay tác phẩm phải có trách nhiệm cung cấp liên hệ nơi cấp phép sử dụng hình ảnh cho người mua bản quyền. Trong buổi tập huấn, các đại biểu cũng đề nghị nâng cao văn hóa sử dụng sách thật thông qua việc tuyên truyền quảng bá sách.
Mỹ Hà
Nani Hirunkit và Dew Jirawat có chuyến ghé thăm Việt Nam vào tháng 3 vừa qua và nhận được nhiều tình cảm của người hâm mộ. Cả hai tạo dấu ấn đẹp khi là thành viên của F4 Thái Lan trong bộ phim Boys Over Flowers (Vườn Sao Băngbản Thái).
Thuộc thể loại tâm lý học đường bí ẩn, phim Trường học nội trúxoay quanh câu chuyện của những “nam thanh nữ tú” được gửi đến trường nội trú tốt nhất cả nước.
Sau khi vượt qua 1.000 đối thủ bằng kỳ thi đặc biệt, 13 học sinh sẽ phải cùng sống, học tập trong ngôi trường không internet, không điện thoại, ăn và ngủ cùng nhau. Họ phải theo học "một chương trình đặc biệt chưa trường nào có" trong suốt 3 năm. Mỗi nhân vật mang một tính cách và câu chuyện riêng giúp phim có những tình tiết lôi cuốn.
Sau 4 tập phát sóng, phim luôn dẫn đầu trong top phim nổi bật củaGMMTV- công ty giải trí hàng đầu Thái Lan, đạt top 1 xu hướng trên các nền tảng số, đứng thứ hạng cao ở thị trường giải trí Thái Lan và Indonesia. Tại Việt Nam, Trường học nội trúđạt top 10 thịnh thành trên VieON, gần 2 triệu lượt xem với 4.9/5 điểm đánh giá.
Khai thác chủ đề góc tối học đường, phim cũng được đặt lên bàn cân so sánh với Girl from nowhere(Cô gái đến từ hư vô) và The Gifted 1-2đã khá thành công trước đó.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Trường học nội trúsở hữu nhiều vai chính, đa dạng vai diễn. Trong đó, Nani Hirunkit và Dew Jirawat tạo hiệu ứng tích cực khi đảm nhận tuyến nhân vật phức tạp. Các diễn viên trẻ cũng thể hiện khả năng diễn xuất triển vọng trên màn ảnh.
Dew Jirawat sinh năm 2000, gốc Hoa. Anh ra mắt với vai trò diễn viên trong phim truyền hình Vườn sao băng (2021), thủ vai Ren.
Hirunkit Changkham sinh năm 1997 tại Chiang Mai, Thái Lan. Trong Vườn sao băng (2021), anh vào vai MJ.
Trích đoạn trong 'Trường học nội trú'
Ông Cường cho rằng, lễ hội là sự kiện văn hóa, du lịch có ý nghĩa quan trọng nhằm đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa và tôn vinh các di sản văn hóa, xúc tiến, quảng bá du lịch giữa các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế, đồng thời là hoạt động thiết thực hưởng ứng ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11). Dự kiến, Festival sẽ được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần.
Điểm nhấn của Festival năm nay là sự kết nối các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế có di sản được quốc gia và quốc tế công nhận, bao gồm di sản thế giới, di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Các hoạt động hướng tới mục tiêu cốt lõi là giữ gìn, bảo tồn, tôn vinh các di sản văn hóa, góp phần xúc tiến du lịch, thương mại và mở rộng hợp tác. Tham gia Festival có 15 tỉnh, thành phố trong cả nước và đoàn nghệ thuật tỉnh Udomxay – Lào. Đại sứ của lễ hội là Hoa hậu Khánh Ngân.
“Trong lễ khai mạc chúng tôi mời các tỉnh thành tham gia, đưa các di sản lên sân khấu trong chương trình nghệ thuật để làm nổi bật sự kết nối cũng như thể hiện được bản sắc của các địa phương. Có rất nhiều di sản không được bảo tồn, có nguy cơ mai một nên chúng tôi muốn thông điệp để cùng chung tay bảo tồn di sản”, ông Nguyễn Mạnh Cường nói.
“Tỉnh Ninh Bình luôn ý thức sâu sắc về khối tài sản mà thiên nhiên ban tặng và các thế hệ người Ninh Bình đã bồi tụ cho vùng đất này. Vì thế chúng tôi đã lấy di sản văn hóa làm cốt lõi để xây dựng ý tưởng cũng như cách thức tổ chức festival để thực sự là nơi hội tụ, giao lưu, trao truyền và lan tỏa các giá trị di sản văn hóa của quốc gia và nhân loại”, ông Nguyễn Mạnh Cường nói.
Đặc biệt, 71 hoa hậu là đại diện của hơn 71 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia cuộc thi Hoa hậu Du lịch thế giới sẽ trình diễn trong chương trình khai mạc, chương trình Lễ hội đường phố.
Trong khuôn khổ lễ hội sẽ có nhiều hoạt động như: triển lãm di sản văn hóa và lịch sử truyền thống, chương trình Lễ hội đường phố, chương trình đại nhạc hội di sản văn hóa và âm hưởng hiện đại...
Chương trình khai mạc ngày 17/11 tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, TP. Ninh Bình. Chương trình bế mạc diễn ra tại Phố cổ Hoa Lư, tập trung tôn vinh, giới thiệu và tri ân mở rộng vòng tay kết nối di sản từ Tràng An - Ninh Bình tới các tỉnh, thành trong nước và quốc tế.
" alt=""/>71 hoa hậu du lịch thế giới trình diễn tại lễ hội kết nối di sản